Tổng hợp các lối đá của gà, cách khắc chế các lối đá của gà chọi

tong-hop-loi-da-ga

Chọi gà hay đá gà là một nét đẹp văn hóa của người Việt ta từ xưa, đặc biệt là vào dịp tết đến xuân về. Trò chơi này không đơn thuần chỉ là mang gà ra “chọi” mà ẩn sau đó lại là cả một kho tàng những chiến thuật, “bí kíp” về các lối đá của gà. Hôm nay, AE888 sẽ giúp bạn tổng hợp các lối đá của gà cũng như cách khắc chế các lối đá của gà chọi qua bài viết sau.

Cách xem các lối đá của gà

Với những anh em “làng chọi””, chọi gà không chỉ đơn thuần là xem 2 con gà đá nhau, mà nó là sự tranh tài về kỹ năng, thế võ, đòn đá của mỗi chiến kê. Mỗi chiến kê sẽ có những lối đá khác nhau dựa trên thế mạnh đặc trưng của từng dòng gà.

Dưới đây là cách xem các lối đá của gà thường được các sư kê lão làng chia sẻ với nhau.

Xem lối đá của gà dựa trên thế vỉa

Trong các lối đá của gà, người ta thường chia thế vỉa của gà thành 2 loại chính. Đó là vỉa tối và vỉa sáng.

các lối đá của gà
Tìm hiểu về lối đá dựa trên thế vỉa là gì?
  • Vỉa tối: Đây là cách đá mà gà sẽ dùng cách chui cổ vào cánh của đối thủ. Vừa dùng mỏ mổ vào những vùng da non như lưng hay nách, kết hợp với dùng chân đá từ dưới lên, dùng cựa để đâm vào vùng bụng dưới. Với thế vỉa này, thoạt nhìn không nhận ra đòn đánh, nhưng thực tế gà sẽ xuống sức rất nhanh chỉ với 1 đến 2 hồ.
  • Vỉa sáng: Với cách vả này gà vẫn dùng cách chui cổ vào cánh đối thủ nhưng lại thò đầu ra ngoài. Ở thế vỉa này, chú chiến kê không dùng mỏ nhiều mà dồn lực lên chân ở những cú đá luồn phía dưới hoặc bó sát lên đá vai, lưng hay mé tảng.

Xem lối đá của gà dựa trên thế nước và đâm

Thế nước

Thế nước trong các lối đá của gà chọi được chia thành 2 loại là nước nạp và nước đứng.

  • Thế nước nạp: Thực chất, lối đá này là một hình thức “so cựa” giữa hai chú gà chiến khi cả 2 “chiến binh” cùng nhảy lên và đá vào nhau. Nếu cựa chạm vào nhau thì được gọi là “khắc cựa”.
  • Thế nước đứng: Lối đá này là cuộc so tài về sức bền của gà chọi. Càng đứng vững, chú chiến kê càng có khả năng chống trả cao.
các lối đá của gà
Lối đá dựa trên thế nước và thế đâm có gì đặc biệt

Đọc thêm: Tổng hợp 5 cách coi chân gà đá theo kinh nghiệm dân gian

Cách đâm cựa

Cách xem lối đá của gà cũng dựa vào cách đâm cựa trong quá trình giao đấu. có 2 hình thức “đâm” hay được các chiến kê sử dụng đó là:

  • Đâm hang cua: Được hiểu là dùng cựa đâm trúng vị trí “hang cua”. “Hang cua” được xác định là vị trí nằm ở cạnh dưới của cổ. Nếu đòn đâm đủ lực và chính xác, vết đâm này có thể làm gà đối thủ “tử vong” tại chỗ.
  • Đâm mắt cần: là dùng cựa đâm vào vị trí “mắt cần” của gà đối phương. Vị trí này chính là những đốt ráp ở cổ gà trông như mắt tre. Đòn đâm ở vị trí này có thể khiến gà đối thủ quẹo xương cổ và “ra đi” ngay lập tức.

Các lối đá của gà chọi và cách khắc chế

Các lối đá của gà rất đa dạng và để hiểu rõ từng loại gà không phải là việc dễ dàng. Dưới đây sẽ là một vài lối đá của các loại gà thường gặp nhất.

Lối đá 1: Gà ôm đấm (gà dớ, đá vai)

Gà ôm đấm là loại gà sử dụng chiến thuật tận dụng vai, đầu cánh, mu lưng, cổ nhỏ của đối thủ để làm điểm tựa và tung ra những cú đá “chết người”. Khu vực lườn, vai cổ nhỏ, đầu cánh và hai bên hông sẽ là những vị trí mà gà ôm đấm hướng tới để hạ đối thủ.

Gà chọi có lối đá ôm đấm được rất nhiều sư kê chọn nuôi vì lối đá này khá hay, khó bị khắc chế và cực kỳ nguy hiểm cho đối thủ.

các lối đá của gà
Các lối đá phổ biến cùng cách khắc chế

Để khắc chế gà ôm đấm, người ta thường sử dụng những thế gà như: Gà càn đầy, gà lùi tạt và gà kiệu.

Lối đá 2: Gà đá hầu

Gà đá hầu là loại gà phổ biến thứ hai chỉ sau gà ôm đấm. Loại gà này sẽ tập trung tấn công phần hầu của gà đối phương. Nó có thể đá hầu mé và đá hầu châm tốt, rút gọn thời gian “hạ gục” đối phương. Hiện nay, các sư kê cũng cho lai tạo để hoàn thiện hơn loài gà này.

Để khắc chế các lối đá của gà đá hầu, người ta sẽ dùng gà kiệu, gà ôm đấm, gà đâm lườn xỏ vỉa, gà quần 2 bên, gà cưa đè 2 mang (trừ hầu thụt), gà kê 2 mang, gà mang lên mang xuống.

Lối đá 3: Gà cưa đè 2 mang

Gà cưa đè hai mang là loại gà thường sử dụng các thế đá như: kèo đẩy, kèo đè, kèo trụ để tấn công đối thủ trong quá trình giao chiến.

Cách khắc chế gà cưa đè 2 mang là sử dụng gà cưa đè hai mang có lực mạnh hơn hay gà chui vỉa và độ thuyền. Gà ôm đấm, gà lùi tạt và gà chạy kiệu cũng là “khắc tinh” của gà cưa đè hai mang.

Lối đá 4: Gà mang lên mang xuống

Gà mang lên mang xuống cũng là loại chiến kê được rất nhiều sư kê yêu thích. Trong đó, gà mang lên là loại gà có thể đè đá mé, còn gà mang xuống là loại gà biết đá vỉa khu vực nách, vai lưng và hầu của gà đối phương.

Gà mang lên mang xuống sẽ chịu thua các lối đá, thế đá của: Gà chạy kiệu, gà ôm đấm, gà lùi tát và gà đâm lườn xỏ vỉa.

Các lối đá khác

Các lối đá của gà chọi chắc chắn không chỉ dừng ở 4 lối đá. Có thể kể đến các lối đá của gà khác như: gà chạy kiệu, gà lùi tát, gà quần 2 bên, gà quần 2 mang, gà đá vỉa, gà trụ, gà cắn gối, gà đá mu lung…

Mỗi một loại gà chọi lại có thế đá với những ưu và nhược điểm riêng. Điều này mang lại sự hấp dẫn và thú vị cho bộ môn đá gà. Nó thực sự là cuộc đấu trí về “chiến thuật” và “tài năng” của những chú chiến kê. Chỉ những chú chiến kê biết tận dụng được ưu thế của mình và thông minh trong từng đòn đánh mới có thể đem lại chiến thắng nhanh nhất.

Bài viết trên đây của AE888 mới chỉ cung cấp cho bạn những thông tin khái quát nhất về các lối đá của gà. Để biết thêm nhiều thông tin cụ thể, chi tiết và hấp dẫn khác bạn có thể theo dõi thêm nhiều bài viết trên website của chúng tôi.

Content Protection by DMCA.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *